Hiện trạng Thung_lũng_Kathmandu

Thung lũng này có một Di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm 7 khu vực bảo tồn nằm tại trung tâm của ba thành phố chính là Kathmandu Hanuman Dhoka, Patan Durbar, Bhaktapur Durbar, hai Bảo tháp Phật giáo quan trọng nhất là SwayambhunathBoudhanath cùng hai đền thờ Hindu nổi tiếng là đền PashupatinathChangu Narayan.[8] Kể từ năm 2003, UNESCO liệt thung lũng này này vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa vì mối quan ngại về sự mất đi sự liên tục về tính xác thực cũng như các giá trị nổi bật của di sản văn hóa. Tình trạng này sau đó được gỡ bỏ vào năm 2007.[9]

Trong quá khứ, các bậc thầy Phật giáo Tây Tạng bao gồm Marpa, Milarepa, Rwa Lotsava, Ras Chungpa, Dharma Swami, Karmapa XIII, Karmapa XVI và một số người khác đã đến thăm và du lịch tại thung lũng Kathmandu. Tuy nhiên, nhóm người Tây Tạng lớn nhất đã đến đây là vào những năm 1960. Nhiều người định cư xung quanh Bảo tháp Swayambhunath và Boudhanath. Nhiều Đức Đạt lai Lạt ma nổi tiếng được biết đến trên khắp thế giới cũng có các tu viện và trung tâm Phật giáo của họ ở thung lũng Kathmandu.[10]

Lịch sử 1500 năm của kiến ​​trúc chôn cất trong thung lũng cung cấp một số ví dụ điển hình nhất về kiến ​​trúc đá được tìm thấy ở tiểu lục địa Ấn Độ. Một Cetiya được đặt ở hầu hết các sân trong các thành phố như là tại quảng trường Patan. Chữ khắc trên đá ở Thung lũng Kathmandu là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử của Nepal.